Thang máy ở Nhật Bản không có tầng số 4

Rất rất nhiều thang máy ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… không có “tầng 4”, “tầng 14”. Nhiều tòa nhàcao ốc ở Nhật cả 10 tầng từ 40 – 49 sẽ không có mặt trong thang máy, và chúng ta phải tự cuốc bộ lên đó.

Hiện ở Nhật, trong các khách sạn hay chung cư gần như không còn tồn tại số phòng hay tầng mang con số này nữa. Ví dụ ngay sau phòng 203 sẽ là phòng 205, hoặc sau tầng 3 sẽ là 5. Ở bệnh viện, việc kiêng kỵ này gần như tuyệt đối vì con số 4 làm người ta liên tưởng đến cái chết. Tại sao người Nhật lại sợ số 4 đến thế? Có bạn nào đến đất nước mặt trời mọc mà đi thang máy gặp điều này không?

thang-may-nhat-ban-khong-co-so-4

Thang máy ở Nhật Bản không có tầng số 4 ?

Số 4 trong ngôn ngữ Nhật Bản

Số 4 có cách đọc đồng âm với từ “tử” (死/し/shi) nghĩa là “chết”. Nếu chỉ có thế thì chưa ăn nhằm gì, người ta đã phát triển “số 4” lên thành nỗi sợ như sau:

24 là “nishi”, có nghĩa là “chết cặp” (二死) hay hai người cùng chết , cái này chắc mấy đôi tình nhân sợ lắm.

42 là “shini” , trong tiếng Nhật, “shinigami” có nghĩa là “thần chết”. Ngoài ra, động từ “shinimasu” cũng có nghĩa là “chết”. Từ 敷く phát âm là “shiku” có nghĩa là “nằm xuống” ,a.k.a chết.

43 là “shisan” (死産), chỉ những trường hợp “trẻ chết trong bụng mẹ” 

45 là “shigo” (死後) nghĩa là “sau cái chết” (chắc là địa ngục).

49 là “shiku” bắt nguồn từ câu “shinu made kurushimu”, có nghĩa là “khổ sở cho đến chết”.

42-19 đọc giống “shini iku” (死に行く), có nghĩa là “đi chết đi”.

42-56 đọc giống “shini goro” (死に頃), có nghĩa là “đến lúc phải chết”, “tới số”.

Từ thời Heian, người Nhật ta đã kiêng con số 4. Tài liệu “Tiểu hữu kí” năm Thiên Nguyên thứ 5 (năm 982) ghi chép việc kiêng kỵ con số này. Nếu như có 4 người thì sẽ làm tròn thành 5. Xứ sở hoa anh đào có rất nhiều nét văn hoá đặc trưng. Chúng ta nên chú ý để tránh gặp những tình huống khó xử khi đến Nhật Bản.

Thang máy ở Việt Nam kiêng kị số nào?

Ở Việt Nam một số thang máy toà nhà không có tầng 13 mà thay vào đó là tầng 12B. Số 7 cũng bị xem là con số mang lại điềm gở. Người Việt Nam kiêng kỵ “chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3”.

Ở Việt Nam số 4 tuy không phải là con số may mắn, nhưng không tránh tầng số 4.

Nhưng với người Nhật, con số 7 lại được xem là con số quan trọng, mang lại may mắn. Trong văn hóa Nhật Bản có 7 vị thần may mắn.

Tin liên quan:

Văn hoá Nhật Bản trong mắt bạn bè thế giới

Đừng vào thang máy đầu tiên khi ở Nhật